Sửa máy xúc – Cách kiểm tra motor ga máy xúc
Công ty TNHH Dịch vụ KMS EXCAVATOR với đội ngũ các kỹ sư kinh nghiệm được đào tạo bài bản làm việc nhiều năm trên các công trình lớn trong cả nước. Chúng tôi chuyên khắc phục những pan bệnh trên máy công trình với giá thành hợp lý cùng chất lượng sau sửa chữa. Phương châm hoạt động chú trọng đến chất lượng sau sửa chữa nên mọi thông số đều được điều chỉnh về theo tiêu chuẩn của hãng đề ra. Chúng tôi chuyên:
+ Cung cấp các loại phụ tùng như màn hình, hộp đen, gioăng phớt,… của các hãng máy lớn Komatsu, Caterpillar, Huyndai, Doosan,…
+ Chuyên sửa chữa hệ thống điện, hệ thống thủy lực máy công trình.
+ Nhận lắp đặt tại chân công trình trong vòng 24h không ứng tiền vật tư, chìa khóa trao tay những pan bệnh khó.
Bài viết hôm nay tôi xin giới thiệu cho các bạn về cách kiểm tra motor máy xúc.
1.Sửa máy xúc – Cụm motor ga máy xúc.
Cụm motor ga cần kiểm tra không phải chỉ ở mô to ga mà phải là một cụm gồm mô tơ + bánh răng rẽ quạt cùng công tắc hành trình + bộ bánh răng giảm tốc. Ngoài 4 dây điện vào mô tơ ga thì sẽ có 3 dây khác đi vào cụm hạn trính. Công tắc hạn trình ngoài nhiệm vụ hạn trình quay của tay ga còn đưa tín hiệu đánh dấu điểm xuất phát của mô tơ để hộp ga sẽ điều khiển tăng mức ga lên chính xác cho tất cả các lần điều khiển.
Chính vì vậy khi hạn trình này có lỗi thì không thể phục nguyên được mức ga. Giải thích được vì sao khi bật điện cụm ga luôn quay ngược kéo ga xuống điểm thấp nhất rồi mới quay trở lại điểm đặt ga. Đó là nó lùi về vị trí khởi điểm để lấy mốc “O” rồi mới tăng lại theo số xung điện cho tiến, đến đúng mức đặt thì dừng. Chính vì vậy nên khi trục trặc ở cụm mô tơ ga ta cần quan tâm kiểm tra cả hệ thống cơ điện của bộ công tắc hạn trình này.
Thay vì dùng công tắc hạn trình và biện pháp chạy lùi về mốc “O” để xác định góc ga, các cụm ga đời mới dùng cảm biến góc ga để xác định vị trí mức ga.
Cảm biến góc ga là một chiết áp điện trở một đầu nối mát, một đầu nối nguồn +5V và đầu giữa là đường tín hiệu về được nối với thanh quét.
Khi góc đòn ga thay đổi, thanh quét của chiết áp cảm biến góc ga cũng thay đổi theo tương ứng, làm cho điện áp tín hiệu về hộp thay đổi. Sau khi xử lý và so sánh với mức ga được đặt hộp sẽ đưa ra lệnh phát xung để mô tơ ga chấp hành đưa đòn ga kéo ga tăng giảm đến đúng vị trí mức ga yêu cầu. Khi kiểm tra cụm ga, cần kiểm tra cả cảm biến góc ga này, phương pháp kiểm tra tương tự như kiểm tra một chiết áp.
2.Sửa máy xúc – Các mức ga trong mô tơ.
Các loại máy xúc hiện nay thường có các mức ga sau:
+ Mức khởi động.
+ Mức chờ thao tác (Idle).
+ Mức ga chạy cầm chừng (ralangti) tương ứng ở vị trí núm xoay đặt mức ga thấp nhất.
+ Mức ga đặt chế độ công tác.
Khi bật điện cần ga sẽ được đặt vào mức khởi động mức này nhích cao hơn mức cầm chừng một chút. Khi đó hệ thống điện tử sẽ tự động điều khiển mức ga để vào mức ga mà ta đặt ở núm xoay đặt mức ga sau khi máy được khởi động.
Ở máy đời cũ do không có cảm biến góc ga nên điểm “O” của công tắc hạn trình là mốc để sau đó mức ga sẽ được kéo lên đến điểm khởi động, mức này còn thấp hơn cả mức tắt máy.
Các máy đời mới hơn có cảm biến góc ga nên khi bật điện nó đã được tìm về mức thấp nhất là mức chạy cầm chừng, sau đó nhích lên một chút để vào mức khởi động chính vì thế nên nó không lùi dài để về mức “O” như đời cũ.
Ngay sau khi khởi động xong với cả 2 loại đời máy mức ga sẽ được kéo lên mức mà núm ga chúng ta đang đặt. Nếu lúc này núm ga được đặt ở mức Min thì ga lại được lùi về mức chạy cầm chừng.
Tất cả việc điều khiển này đều do hệ thống điện tử trong hộp ga tự động tác động để mô tơ ga chấp hành.
Trên đây là một số thông tin về cách kiểm tra mô tơ ga máy xúc, nó giúp cho các bác thợ sửa chữa máy xúc kiểm tra được kỹ những sự cố liên quan đến motor và đưa ra được hướng giải quyết phù hợp tránh những hỏng hóc không đáng có.
Có thể bạn quan tâm:
Sửa chữa máy xúc – Bảng mã lỗi máy Komatsu
Sửa máy xúc – Một số mã lỗi trên máy Huyndai