Kiểm tra hệ thống điện máy công trình
Công ty TNHH Dịch vụ KMS EXCAVATOR với đội ngũ các kỹ sư lành nghề được đào tạo bài bản làm việc nhiều năm trên các công trình lớn trong cả nước. Chúng tôi chuyên khắc phục những pan bệnh trên máy công trình với giá thành hợp lý cùng chất lượng luôn đảm bảo. Phương châm của chúng tôi chú trọng đến chất lượng nên mọi thông số đều được điều chỉnh theo tiêu chuẩn của hãng đưa ra. Chúng tôi có thế mạnh:
+ Chuyên hệ thống điện, hệ thống thủy lực máy công trình Komatsu, Doosan, Hitachi, Kobelco, Huydai,…
+ Cung cấp phụ tùng máy công trình: hộp đen, màn hình, bơm, ngăn kéo,….
+ Nhận lắp đặt chọn gói tại chân công trình trong vòng 24h, không ứng tiền vật tư, chìa khóa trao tay những pan bệnh khó.
+ Cân kim phun điện, heo, béc máy công trình.
Hệ thống điện trên máy công trình rất hay bị sự cố nên việc tìm hiểu cũng như khắc phục nhanh chóng để máy trở lại hoạt động bình thường cũng là một vấn đề quan trọng. Bài viết hôm nay tôi đề cập đến một số lỗi thường gặp và cách kiểm tra để đạt hiệu quả cao.
Bất kỳ hệ thống điện nào đều phải kiểm tra hai yếu tố toàn bộ mạch điện và mạch điện làm việc như thế nào.
Một trong những hệ thống điện 24V có trong hầu hết các thiết bị máy công trình là hệ thống khởi động. Bao gồm các thành phần: ắc quy, công tắc từ, mô tơ đề, công tắc khởi động, cáp điện.
Để hệ thống khởi động vận hành đúng như thiết kế, tất cả các bộ phận phải làm việc liên tục và mỗi bộ phận của máy công trình phải làm đúng chức năng của nó. Điện là một vấn đề phức tạp nhất trong kỹ thuật nhưng hầu hết lỗi xảy ra là do kiểm tra không đúng trình tự. Cách kiểm tra: kiểm tra ắc quy, cáp khởi động và cuối cùng kiểm tra mạch điều khiển mô tơ đề.
1.Kiểm tra ắc quy
Đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điện, nếu không có vấn đề gì thì cần đảm bảo là ắc quy được sạc đầy. Còn không thì kiểm tra tất cả cáp nối trong ắc quy và mỗi ắc quy phải được kiểm tra riêng.
Đầu tiên cần kiểm tra có bị hỏng hóc vật lý nào không: nứt, gãy hay các điện cực bị mòn, oxi hóa. Nếu như có một trong những hiện tượng trên xảy ra ta cần phải thay ắc quy, trước khi thay cần sửa chữa trước những hỏng hóc ở trên.
Nếu ắc quy ướt thì cần phải kiểm tra thêm mực nước và sự mài mòn các điện cực chì, điện áp trong quá trình kiểm tra ít nhất phải đạt 12,3V.
Trường hợp hai ắc quy đấu nối tiếp thì cần phải thay cả hai mặc dù có thể một cái bị hỏng vì nếu đấu nối tiếp hai ắc quy mới và cũ thì một ắc quy luôn bị sạc quá tải còn một cái bị non tải. Mỗi ắc quy đều có điện trở trong và giá trị này thay đổi theo thời gian sử dụng ắc quy.
Khi kiểm tra chắc chắn ắc quy đảm bảo yêu cầu thì cần làm sạch cáp khởi động và kết nối trở lại với ắc quy.
2.Cáp khởi động.
Thiết bị kiểm tra điện thiết kế cho điện áp 24V được sử dụng để kiểm tra cáp khởi động, nối cực lớn của thiết bị với moto đề và cực nhỏ với ắc quy.
Một phương pháp đơn giản khác để kiểm tra cáp là sử dụng đồng hồ đo dòng và đo điện áp trong khởi động. Dựa trên kết quả đo được có thể xác định được tình trạng dây cáp. Tuy nhiên kết quả phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người kiểm tra.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng sụt điên áp là do điện trở dây cáp. Khi thấy dấu hiệu cần kiểm tra dây cáp trước khi kết luận động cơ hỏng. Nếu dây cáp còn tốt thì làm sạch các đầu nối và kết nối trở lại, dây cáp càng ngắn càng to thì điện trở càng giảm.
3. Mạch điều khiển mô tơ đề.
Mạch điện điều khiển chỉ làm việc trong một vài ms nhất định nhưng nếu cáp kết nối cực S của mô tơ đề và ắc quy bị mòn hỏng thì năng lượng cấp cho cực S bị giảm xuống và cuộn điện không thể làm việc đúng như thiết kế dẫn đến không đủ lực làm quay bánh răng liên kết với trục khuỷu.
Khi kiểm tra cực S phải được tháo rời và phải cấp tải lên mạch này thay vì sử dụng cuộn dây solenoid, vì solenoid có thể không hoạt động hoặc tải không đúng giá trị yêu cầu.
Khởi động công tắc đánh lửa để kiểm tra mạch, lúc đó công tắc từ sẽ đóng và đồng hồ hiển thị điện áp của mạch. Sau đó tăng dòng lên đến 40Am và ghi lại giá trị điện áp. Điện áp rơi nhỏ hơn 1V thì mạch đảm bảo yêu cầu còn không thì kiểm tra từng bộ phận và sửa chữa nếu cần.
Khi kiểm tra và sửa chữa hết mà mô tơ đề vẫn không làm việc thì thay mô tơ đề khác.
Trên đây là một số kỹ năng kiểm tra và sửa chữa trong hệ thống điện máy công trình.
Có thể bạn quan tâm:
Rất mong được sự quan tâm của quý khách trên mọi miền tổ quốc. Xin chân trọng cảm ơn!