Sửa chữa máy xúc – TL cân chỉnh bơm cao áp
Công ty TNHH Dịch vụ KMS EXCAVATOR với đội ngũ các kỹ sư lành nghề đào tạo bài bản làm việc nhiều năm trên các công trình lớn trong cả nước. Chúng tôi chuyên sửa chữa những pan bệnh trên máy công trình với giá cả hợp lý cùng chất lượng sau sửa chữa được đảm bảo. Phương châm hoạt động chú trọng đến chất lượng sau sửa chữa nên mọi thông số đều được điều chỉnh theo tiêu chuẩn của hãng đề ra. Chúng tôi chuyên:
+ Cung cấp các loại phụ tùng máy xúc: màn hình, hộp đen, motor,… của các hãng máy Komatsu, Caterpillar, Doosan, Huyndai,…
+ Chuyên hệ thống điện, hệ thống thủy lực máy công trình của các hãng trên cả nước.
+ Chuyên cân kim phun điện, heo, béc,…
+ Nhận lắp đặt chọn gói tại chân công trình trong vòng 24h, không ứng tiền vật tư.
Bài viết hôm nay tôi xin giới thiệu cho các bạn về cách cân chỉnh bơm cao áp.
1.Sửa chữa máy xúc – Cân bơm cao áp hay điều chỉnh gốc phun sớm của bơm cao áp.
– Điều chỉnh gốc phun sớm là điều chỉnh thời điểm mà dầu diesel được phun vào buồng đốt trước khi piston đi lên điểm chết trên. Công việc này yêu cầu phải tỉ mỉ và con mắt tinh tường, chính xác và kinh nghiệm. Điều chỉnh không cần phải tháo bơm ra khỏi Đ/C với bơm cao áp rời.
– Cân bơm cao áp là kiểm tra, có thể hay không có thể khắc phục được lượng cao áp khi thanh răng nhiên liệu ở một vị trí nhất định được so sánh với thông số kỹ thuật của một số bơm mới, có thể hoặc không khắc phục được áp suất tối đa mà dầu có thể bơm. Hai yếu tố trên liên quan đến somi và piston cao cấp của bơm căn bản là sự mài mòn rò lọt nhiên liệu. Cách khắc phục là mạ piston, doa somi hoặc thay mới.
2. Sửa chữa máy xúc – Tháo đường ống cao áp.
Xác định điểm chết trên của piston có phần tham gia của bơm cao áp đó. Đánh dấu lên trên bánh dà và thân Đ/C , tháo đầu chụp van chết dầu một chiều, lấy lò xo cảu nó sau đó lắp van xuất dầu và đầu chụp lại. Châm dầu diesel vào sao cho dầu điền đầy miệng của lỗ xuất dầu cao áp hoặc có thể via bánh đà nhiều vòng để dầu được bơm lên bắn ra ngoài, đảm bảo không có khí trong bơm. Luôn luôn phải để miệng của lỗ xuất dầu luôn đầy dầu nhưng không được tràn.
3. Sửa chữa máy xúc – Via máy
Chú ý via sao cho vạch đánh dấu bánh đà cách vạch dấu thân Đ/C hợp với tâm bánh đà 20 độ thì phải chậm lại, thật chậm. Giả sử piston đang ở gần cuối nén (vì cuối xả thì bơm không bơm) ta tiếp tục via thật chậm khi vào thấy mặt dầu nhú lên thật ít, hơi cầu một chút là ngừng via ngay. Đánh dấu trên bánh đà để xác định góc hợp bởi tâm bánh đà và 2 vạch ở trên bánh đà là bao nhiêu độ.
4. Sửa chữa máy xúc – So sánh góc đã đo ở trên với thông số của máy về góc phun sớm.
– Góc hiện tại nhỏ hơn góc nguyên bản tức là bơm phun chậm hơn xưa. Ta cần chỉnh theo hướng tăng chiều dài con đội hoặc tháo bớt lá can, kiểm tra ại góc phun sau khi tinh chỉnh.
– Góc hiện tại lớn hơn góc nguyên bản thì ngược lại thường trường hợp này chưa bao giờ xảy ra khi Đ/C đã được sử dụng trong một thời gian rồi.
Với các bơm còn lại của piston ta làm tương tự, còn đối với cụm bơm thì tháo ra làm.
Trên đây là những kiến thức mình đã tìm hiểu và thực hành cân chỉnh bơm, thấy nó dễ hiểu, dễ thực hiện nên quyết định viết một bài lên đây cho các bác tham khảo.
Tìm hiểu thêm về sửa chữa máy xúc tại https://suamayxuc.vn/
Rất mong được sự quan tâm của quý khách trên mọi miền tổ quốc. Xin chân trọng cảm ơn!
Cho mình hỏi máy xúc của mình bị thổi gioăng mặt máy có ảnh hưởng gì đến bơm cao áp không?