Sửa chữa máy xúc – Phương pháp kiểm tra trục cơ

Máy công trình BK Hà Nội  với đội ngũ các kỹ sư có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong các công trình lớn trên cả nước. Chúng tôi chuyên sửa chữa hệ thống thủy lực máy xúc, hệ thống điện, cung cấp màn hình, hộp đen của các hàng máy xúc lớn như: komatsu, kobelco, huyndai, hitachi, doosan,…

Với phương châm hoạt động chú trọng đến chất lượng nên mọi thông số được điều chỉnh về hãng đưa ra. Có chế độ bảo hàng trong quá trình hoạt động của máy đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Bài viết hôm nay tôi xin giới thiệu cho các bạn phương pháp để kiểm tra trục động cơ máy xúc, để cho các bạn có cái nhìn rõ hơn tôi sẽ chia ra làm từng phần nhỏ.

1.Sửa chữa máy xúc – Phương pháp kiểm tra trục động cơ

-Kiểm tra toàn bộ trục khuỷu trong sửa chữa máy xúc

Trong quá trình sửa chữa chúng ta cần kiểm tra vệ sinh như: lau chùi giữa trục khuỷu bằng dầu cặn và thổi khô nó bằng khí nén làm sạch và thổi hơi vào các rãnh dầu.

+ Kiểm tra độ thẳng hàng của trục khuỷu: ngõ trục chính trước và sau, dời khối chữ V vào ngõng trục giữa hay trung gian.

+ Đo độ hở bạc chính.

+ Trục khuỷu cũ có thể bị nổi gờ do rãnh dầu ở giửa phần bạc gây ra.

+ Đo kiểm tra các ngõng trục chính và trục thanh truyền.

+ Kiểm tra bề mặt ép dọc trục khuỷu có dấu hiệu mòn hay gồ ghề.

mài trục khuỷu động cơ chính hãng tại hà nội

+ Xem bề mặt trục khuỷu thật kỹ xem có nứt hay không.

+ Kiểm tra rãnh then trên trục khuỷu xem có dấu hiệu nứt hay mòn, thay trục nếu cần.

+ Kiểm tra kỹ cùng cần có mặt tiếp xúc kín dầu ở phía sau của trục khủy xem có bị tình trạng nhám hay khe rãnh.

Có thể bạn quan tâm:

Sửa chữa máy xúc cấu tạo hộp số máy xúc lật

Sửa chữa máy xúc pan thường gặp và hướng khắc phục

Những lỗi thường gặp trong hệ thống thủy lực

-Kiểm tra sơ bộ bạc trong sửa chữa máy xúc.

+ Xác định những nón chụp bạc chính và bạc của thanh truyền để có thể thể đúng theo thứ tư đã tháo ra.

+ Tháo nón chụp bạc từng cái một, xem trục khuỷu có bị cào xước, quá nhiệt, nổi gờ hay bị mòn hay không.

+ Cần thay cả hai bên bạc lót nếu như phát hiện bị lỗi một hay hai bên bạc lót.

+ Xem bạc có dấu hiệu bị cào xước, trầy tróc hay mòn chất liệu làm bạc hay không.

+ Lưu ý phải thay bạc chính sau mỗi lần đại tu khi sửa chữa máy xúc.

sửa chữa động cơ máy xúc tại hà nội

2. Sửa chữa máy xúc – Cách sửa chữa trục cơ

Có rất nhiều cách sửa chữa trục cơ như:

-Mài trục khuỷu: ta cần kiểm tra trước thật kỹ xem có vết nứt bắt đầu từ một lỗ dầu và ăn lan tới bề mặt ngõng trục tạo thành góc 45 độ với trục chính trước khi mài trục. Khi phát hiện ra lỗi ta cần thay luôn trục khuỷu nào bị nứt vì việc mài chỉ làm tăng thêm tác động của ứng suất.

trục động cơ máy xúc chính hãng

+ Tuân theo thứ tự mài: Mài cổ chính rồi đến cổ biên.

+ Với quy trình mài:

  • Mài thô: cho đá mài từng lớp một với độ sâu cắt lớn.
  • Mài tinh: cho đá chạy dọc đảm bảo độ nhẵn toàn bề mặt. Lưu ý phải bịt kín các lỗ dàu trước khi mài.

+ Bước cuối cùng sau khi mài và đánh bóng cần rửa sạch trục cơ.

-Nắn trục: để loại bỏ độ cong trục trước khi mài, có thể nắn băng tải trong tĩnh và bằng biến cứng má trục. Nắn băng tải trọng tĩnh sử dụng máy ép thủy lực để tạo tải.

Trên đây là các các khắc phục trục động cơ máy xúc hy vọng bài viết này sẽ đem đến một chút kiến thức cho các bạn trong sửa chữa máy xúc.

Tìm hiểu thêm về sửa chữa Điện & Thủy lực máy xúc

Tài liệu sửa chữa máy xúc download miễn phí

Rất mong được sự hợp tác của quý khách trên mọi miền tổ quốc.Xin chân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button